Bạn đang phân vân Core i3 và Core i5 cái nào mạnh hơn, hay không biết lựa chọn vi xử lý nào giữa Intel Core i3, i5, i7 hay i9 cho máy tính? Đừng quá lo lắng, ngay sau đây mình sẽ giải thích sự khác nhau giữa Intel Core i3, i5, i7 và i9 trên laptop và giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng, chính xác, tiết kiệm nhất thông qua bài viết bên dưới nhé!
1. Nắm bắt tên gọi của từng dòng chip để lựa chọn phù hợp
Hiện tại thì dòng Intel Core i đã ra mắt tới 11 thế hệ với nhiều tên gọi và phiên bản khác nhau. Nhưng chung quy bạn chỉ cần nắm bắt quy tắc đặt tên sau là hoàn toàn có thể phân biệt và dễ dàng lựa chọn được loại CPU phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
Công thức gọi tên như sau: Tên vi xử lý: Thương hiệu + Từ bổ nghĩa thương hiệu + Số chỉ báo thế hệ + Ba chữ số SKU + Hậu tố đặc biệt.
Ví dụ: Intel Core i7 7700HQ có nghĩa là chip Intel Core i7 thế hệ thứ 7 có sử dụng lõi tứ (Q) và cho hiệu năng đồ họa cao (H).
2. Khác biệt giữa Core i3, i5, i7 và i9?
Dựa vào bảng thống kê nhanh dưới đây, bạn sẽ biết được các thông số cần thiết khi lựa chọn Core i3, i5, i7 và i9.
Với các thông số trên, các bạn có thể hiểu đơn giản như sau:
- Số nhân: Chính là số lượng vi xử lý, càng nhiều nhân thì máy chạy càng nhanh và càng mạnh mẽ.
- Số luồng: Số lượng đường truyền tới vi xử lý và ngược lại, càng nhiều đường thì dữ liệu càng được luân chuyển nhanh hơn khiến tốc độ xử lý tăng lên nhanh hơn.
- Xung nhịp: Chính là tốc độ xử lý của CPU, số càng lớn tức là CPU càng mạnh đồng thời lượng nhiệt năng tỏa ra cũng càng lớn.
- Turbo Boost: Công nghệ ép xung tự động phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. (Ví dụ: Khi bạn chỉ lướt web thì CPU hoạt động ở xung nhịp thấp để tiết kiệm điện năng, khi bạn chơi game thì xung nhịp sẽ nâng lên cao để phù hợp với trò chơi để xử lý các tác vụ đồ họa nặng)
- Hyper-Theading: Công nghệ siêu phân luồng cung cấp 2 luồng cho mỗi nhân giúp tăng gấp đôi khả năng xử lý dữ liệu. (VD: Nhờ siêu phân luồng mà thời gian Render các phần mềm kỹ xảo, đồ họa giảm xuống một cách đáng kể)
- Cache: Là bộ nhớ đệm giữa CPU và RAM, bộ nhớ Cache càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ liệu, giúp giảm bớt thời gian phải lấy dữ liệu từ RAM của CPU, từ đó giúp tăng tốc độ xử lý.
3. Lựa chọn Core i3, i5, i7 hay i9?
Từ các thông số ở phía trên cũng như mức giá tiền và nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn cho mình những chiếc laptop sử dụng CPU Core i3, i5, i7 hay i9 phù hợp cho bản thân.
Core i3: Con chip này thường được sử dụng cho các laptop có nhu cầu cơ bản, như làm văn phòng, đọc báo, lướt Facebook, xem phim,... nhẹ nhàng.
Hầu hết chúng ta sẽ thấy các dòng laptop Core i3 đều là dòng U tiết kiệm điện, giúp kéo dài thời lượng sử dụng và đồng thời, giá thành của những chiếc laptop chạy Core i3 cũng thuộc hàng rẻ nhất.
Tổng kết
Nếu bạn là người dùng văn phòng bình thường thì Core i3 là ứng viên sáng giá và thích hợp nhất. Vì nếu nâng cấp lên Core i5 hay i7 mà để xử lý văn bản, duyệt web cũng không giúp nhanh hơn bao nhiêu.
Bạn cần một con chip đủ khỏe để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, video, hình ảnh ở mức trên trung bình, Core i5 với công nghệ Turbo Boost đủ sức gánh vác mọi việc liên quan. Và nếu nhu cầu cao hơn nữa thì không ai tốt hơn Core i7 với 4 nhân, 4 luồng cùng công nghệ siêu phân luồng và Turbo Boost.
Đó là những kiến thức cần biết để khi chọn mua laptop, bạn có thể chọn lựa phù hợp nhu cầu của mình. Nếu có thắc mắc hay chia sẻ gì, hãy bình luận bên dưới bài nhé!